PHIM TÀI LIỆU: Động vật hoang dã | Documentary Films Phim tài liệu về Động vật hoang dã - Phim Tài Liệu

Động Vật Săn Mồi - Cá Sấu

Động Vật Săn Mồi - Cá Sấu
Xem phim tài liệu - Động Vật Săn Mồi - Cá Sấu.
Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm, thức ăn của chúng khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống hay đã chết cũng như cá. Một số loài, chủ yếu là cá sấu nước lợ ở Úc và các đảo trên Thái Bình Dương, được biết là có khả năng bơi ra xa ngoài biển.
Những loài cá sấu lớn có thể rất nguy hiểm đối với con người. Cá sấu nước lợ và cá sấu sông Nin là những loài nguy hiểm nhất, chúng đã giết chết hàng trăm người mỗi năm ở các khu vực Đông Nam Á và châu Phi. Cá sấu mõm ngắn và có thể cả cá sấu caiman đen (là loài đang nguy cấp trong sách đỏ của IUCN) cũng là những loài gây nguy hiểm cho con người.
Cá sấu rất nhanh nhẹn khi khoảng cách ngắn, thậm chí ngoài môi trường nước. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị khép chặt, vì thế có một số câu chuyện về việc người sống sót khỏi những con cá sấu sông Nin mõm dài bằng cách khép chặt quai hàm của chúng. Tất cả những con cá sấu lớn cũng có vuốt sắc và khỏe. Cá sấu là những kẻ đi săn kiểu mai phục, chúng chờ đợi cho cá hay động vật sống trên đất liền đến gần, sau đó tấn công chớp nhoáng. Sau khi dùng cú đớp trời giáng của mình, con cá sấu kéo nạn nhận xuống con sông để nhấn chìm tới ngạt thở. Sau đó, để xé mồi, nó ngoạm chặt miếng thịt rồi xoay người nhiều vòng để dứt thịt ra. Thoạt nhiên, bạn có thể cho rằng điều này thật khó khăn vì không kiếm được điểm tựa, nhưng những con cá sấu thì không phải lo điều đó: ngay khi đánh hơi được mùi máu, năm sáu chú cá sấu cùng bơi đến tỏ ý muốn chia sẻ bữa ăn, và thường thì con mồi bị xé ra thành hàng trăm mảnh nhỏ bởi những bộ hàm to khỏe và cú xoay người mãnh liệt.
Là động vật ăn thịt có máu lạnh, chúng có thể sống nhiều ngày không có thức ăn, và hiếm khi thấy chúng cần thiết tích cực đi săn mồi. Mặc dù có vẻ ngoài chậm chạp, nhưng cá sấu là những kẻ săn mồi thượng hạng trong môi trường của chúng, và người ta còn thấy một số loài cá sấu dám tấn công và giết cả sư tử, động vật móng guốc lớn và thậm chí cả cá mập.
Cá sấu đực là những kẻ khá ầm ỹ. Vào mùa sinh sản, chúng phát ra những âm thanh có thể so sánh với động cơ của những chiếc máy bay cỡ nhỏ, âm thanh này có thể lan truyền nhiều km trong làn nước. Chúng thu hút những con cái và tất nhiên, những con đực khác đang đố kị. Rất nhanh chóng, hàng chục con đực khác kéo đến và thi nhau cất lên những lời ca trầm hùng, đôi khi còn làm rung động mặt nước phía trên tấm lưng chúng, khiến nước bắn lên cao một cách đáng kinh nhạc. Tất nhiên, chú sấu nào khỏe hơn sẽ có tiếng ca lớn hơn. Ở môi mỗi con cá sấu đều có một bộ phận cảm nhận những rung động của mặt nước, đối với con cái là để tìm được người chồng ư ý, còn đối với những chàng ca sĩ khác là để đánh giá đối thủ. Nếu cảm thấy kẻ to mồm kia mạnh hơn mình, những con cá sấu sẽ tự rời bỏ cuộc tranh đua, còn nếu không thì trận chiến thực sự giữa những hàm răng sắc nhọn sẽ nổ ra.
Cá sấu có lẽ có quan hệ họ hàng gần với chim và khủng long hơn là với tất cả các động vật khác đã được phân loại như là lưỡng cư (mặc dù tất cả các động vậtlưỡng cư này được cho là có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn) và có các đặc điểm bất thường đối với các loài lưỡng cư, chẳng hạn như tim có 4 ngăn.
Tags: , #phimtailieu

Cận Cảnh Những Sinh Vật Ven Biển

Cận Cảnh Những Sinh Vật Ven Biển
Xem phim tài liệu - Cận Cảnh Những Sinh Vật Ven Biển.
Tags: , #phimtailieu

Nơi Bắt Nguồn Của Những Dòng Sông

Nơi Bắt Nguồn Của Những Dòng Sông
Xem phim tài liệu - Nơi Bắt Nguồn Của Những Dòng Sông.
Tags: , #phimtailieu

Tập Tính Của Loài Kiến

Tập Tính Của Loài Kiến
Xem phim tài liệu - Tập Tính Của Loài Kiến.
Tags: , #phimtailieu

Những Sinh Vật Nguy Hiểm Ở Châu Á - Thái Bình Dương

Những Sinh Vật Nguy Hiểm Ở Châu Á - Thái Bình Dương
Xem phim tài liệu - Những Sinh Vật Nguy Hiểm Ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Phần 2 của phim này không được đăng công khai vì lí do bản quyền. Mong các bạn thông cảm. Các bạn truy cập vào trang fb về Khoa học and Đời sống của chúng tôi theo địa chỉ :
Tags: , #phimtailieu

Chiến Lược Bảo Vệ Giống Nòi Của Các Sinh Vật

Chiến Lược Bảo Vệ Giống Nòi Của Các Sinh Vật
Xem phim tài liệu - Chiến Lược Bảo Vệ Giống Nòi Của Các Sinh Vật.
Tags: , #phimtailieu

Bản Năng Tự Nhiên Của Voi Châu Phi

Bản Năng Tự Nhiên Của Voi Châu Phi
Xem phim tài liệu - Bản Năng Tự Nhiên Của Voi Châu Phi.
Hiểu rồi mới thấy voi đúng là một loài vô cùng độc đáo trong thế giới động vật với rất nhiều kỷ lục được chúng nắm giữ đó!
1. Hiện nay trên thế giới chỉ có 3 loài voi là còn tồn tại : Voi bụi rậm và voi rừng châu Phi cùng giống voi châu Á ( hay thường gọi là voi Ấn Độ ) còn tất cả các loài voi khác đều đã tuyệt chủng.
2. Voi là loài động vật trên cạn lớn nhất trên thế giới còn sống. Những chú voi to nhất được ghi nhận là tại Angola vào năm 1956 với con đực nặng khoảng 11.000 kg và cao gần 4 m, hơn hẳn 1m so với những con voi châu Phi thông thường.
3. Thời kỳ mang thai của voi là 22 tháng, lâu nhất trong các loài. Một chú voi con mới sinh cũng đã nặng gần 120 kg. Tuổi thọ của loài voi thông thường là từ 50 đến 70 năm và con voi sống thọ nhất là 82 năm.
4. Với khối lượng gần 5 kg, não của voi cũng lớn hơn bất kỳ loài nào khác. Chính vì thế, chúng là một loài vật rất thông minh như biết biểu lộ nỗi buồn, lòng trắc ẩn, có thể chơi nhạc cụ, có năng khiếu hội họa và sử dụng khéo léo các công cụ khác nhau.
5. Voi là một loài có trật tự xã hội được phân chia rất rõ ràng. Đời sống xã hội của con đực và con cái rất khác nhau. Con cái sẽ dành cả đời để gắn bó khăng khít trong một cộng đồng lớn với nhiều thế hệ. Các con lớn tuổi nhất sẽ làm nhiệm vụ của con đầu đàn, dẫn dắt những con còn lại. Trái lại thì những con voi đực khi trưởng thành thường sống một cuộc sống riêng biệt, tách rời khỏi bầy đàn.
6. Chiếc ngà voi thực chất là chiếc răng cửa thứ hai của voi. Ngà voi phát triển liên tục và mỗi năm có thể dài ra khoảng 18 cm. Công dụng của chúng rất đa dạng từ đào đất tìm nguồn nước, tước vỏ cây để ăn, dọn dẹp cây cối hay những vật ngáng đường. Không những thế, voi còn dùng ngà voi để đánh dấu trên cây để phân định lãnh thổ với những đàn khác và dĩ nhiên đó còn là một vũ khí hữu hiệu để chống lại kẻ thù.
7. Chiếc vòi là sự kết hợp độc đáo giữa mũi và môi trên, tạo thành một bộ phận phụ rất linh hoạt và quan trọng nhất của loài voi. Chiếc vòi voi vừa đủ khéo léo để nhặt một cọng cỏ lại vừa mạnh mẽ để bẻ gãy cành cây.
Chiếc vòi thường được voi sử dụng để uống nước. Voi sẽ hút nước vào vòi (khoảng 14 lít nước/ lần) sau đó phun nước vào miệng để uống. Nó cũng có công dụng như một chiếc vòi hoa sen khi voi tắm rửa. Vào những ngày nắng nóng, voi lại dùng vòi phủ thân mình bằng bụi và bùn khô để tạo thành một lớp bảo vệ có tác dụng như kem chống nắng mà chúng ta hay sử dụng vậy. Còn khi bơi, chiếc vòi đóng vai trò là một ống thở tuyệt vời vô cùng hữu hiệu.
8. Voi bơi rất giỏi còn những việc như nhảy hay phi nước đại thì chúng "xin kiếu" vì trở ngại bởi thân hình cồng kềnh quá khổ của mình. Voi chỉ có hai dáng điệu : đi bộ thủng thẳng hay rảo bước nhanh hơn giống như đang chạy.
9. Voi châu Phi có thể được phân biệt với loài voi châu Á dựa trên một số điểm mà điểm đặc biệt nhất là chúng có đôi tai lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, giống voi châu Á thì chỉ con đực mới có ngà còn voi châu Phi thì con đực hay con cái đều có và bộ lông của chúng cũng "thưa thớt" hơn so với loài họ hàng của mình.
10. Voi là loài động vật ăn cỏ và chúng dành 16 tiếng mỗi ngày cho việc ăn uống. Đồ ăn ưa thích của chúng thay đổi tùy theo mùa, thói quen hay khu vực sinh sống. Thông thường, chúng hay chọn ăn các loại vỏ cây, lá hay quả trên cây hay bụi rậm nhưng có một số loại cỏ và thảo mộc cũng được chúng khá ưa thích.
Tags: , #phimtailieu

Câu Chuyện Của Loài Ong

Câu Chuyện Của Loài Ong
Xem phim tài liệu - Câu Chuyện Của Loài Ong.
Tags: -, #phimtailieu

Cuộc Sống Trên Đồng Cỏ Bạt Ngàn

Cuộc Sống Trên Đồng Cỏ Bạt Ngàn
Xem phim tài liệu - Cuộc Sống Trên Đồng Cỏ Bạt Ngàn.
Tags: , #phimtailieu

Khủng Long Troodon

Khủng Long Troodon
Xem phim tài liệu - Khủng Long Troodon.
Tags: -, #phimtailieu

Cuộc Sống Của Động Vật Hoang Dã Vùng Nhiệt Đới

Cuộc Sống Của Động Vật Hoang Dã  Vùng Nhiệt Đới
Xem phim tài liệu - Cuộc Sống Của Động Vật Hoang Dã Vùng Nhiệt Đới.
Tags: , #phimtailieu

Sự Di Chuyển Của Các Loài Vật

Sự Di Chuyển Của Các Loài  Vật
Xem phim tài liệu - Sự Di Chuyển Của Các Loài Vật.
Tags: , #phimtailieu

Những Khoảnh Khắc Trong Tự Nhiên

Những Khoảnh Khắc Trong Tự Nhiên
Xem phim tài liệu - Những Khoảnh Khắc Trong Tự Nhiên.
Tags: , #phimtailieu

Những Gã Khổng Lồ Thú Vị

Những Gã Khổng Lồ Thú Vị
Xem phim tài liệu - Những Gã Khổng Lồ Thú Vị.
Tags: , #phimtailieu

Voi Rừng Ở Châu Phi

Voi Rừng Ở Châu Phi
Xem phim tài liệu - Voi Rừng Ở Châu Phi.
Tags: , #phimtailieu

Rùa Biển Sipanda

Rùa Biển Sipanda
Xem phim tài liệu - Rùa Biển Sipanda.
Tags: -, #phimtailieu

Những Ông Bố Chăm Sóc Con Trong Thế Giới Hoang Dã

Những Ông Bố Chăm Sóc Con Trong Thế Giới Hoang Dã
Xem phim tài liệu - Những Ông Bố Chăm Sóc Con Trong Thế Giới Hoang Dã.
Tags: , #phimtailieu

Đời Sống Của Một Số Loài Chim Ở Nhật Bản

Đời Sống Của Một Số Loài Chim Ở Nhật Bản
Xem phim tài liệu - Đời Sống Của Một Số Loài Chim Ở Nhật Bản.
Tags: , #phimtailieu

Những Đấu Sĩ Của Thế Giới Động Vật Hoang Dã

Những Đấu Sĩ Của Thế Giới Động Vật Hoang Dã
Xem phim tài liệu - Những Đấu Sĩ Của Thế Giới Động Vật Hoang Dã.
TRang fb của Khoa học and Đời sống :
Tags: , #phimtailieu

Thế Giới Động Vật Trên Những Hòn Đảo Kì Diệu Ở Đông Nam Á

Thế Giới Động Vật Trên Những Hòn Đảo Kì Diệu Ở Đông Nam Á
Xem phim tài liệu - Thế Giới Động Vật Trên Những Hòn Đảo Kì Diệu Ở Đông Nam Á.
Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới—chỉ sau Brazi và hệ động thực vật của nó là sự pha trộn của các giống loài Châu Á và Australasia. Khi còn kết nối với lục địa Châu Á, đảo thềm Sunda (Sumatra, Java, Borneo, và Bali) có hệ động vật Châu Á rất phong phú. Các loài thú lớn như hổ, tê giác, đười ươi, voi, và báo, từng hiện diện với số lượng lớn tới tận phía đông Bali, nhưng số lượng và diện tích phân bố của chúng đã giảm mạnh, đặc biệt ở Indonesia có loài Rồng komodo (Varanus komodoensis) là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2--3 m. Đây là một loại thuộc họ kỳ đà, (Varanidae), và sống trên nhiều đảo của Indonesia, năm 2011 con vật này đã được chọn làm biểu tượng linh vật của SEA Games 26 . Rừng bao phủ khoảng 60% đất nước. Tại Sumatra và Kalimantan, có rất nhiều loài động vật Châu Á. Tuy nhiên, rừng đang suy giảm, và số lượng dân cư đông đảo tại Java càng khiến tình trạng phá rừng tăng cao lấy đất sinh sống và canh tác. Sulawesi, Nusa Tenggara, và Maluku—từng tách rời khỏi lục địa từ lâu—đã phát triển hệ động thực vật của riêng mình. Papua từng là một phần của lục địa Úc, và là nơi có hệ động vật duy nhất có liên quan gần gũi với hệ động thực vật Australia, với hơn 600 loài chim.
Indonesia đứng thứ hai chỉ sau Australia về mức độ loài đặc hữu, với 26% trong tổng số 1.531 loài chim và 39% trong tổng số 515 loài có vú là động vật đặc hữu. Bờ biển dài 80.000 kilômét (50.000 dặm) của Indonesia được bao quanh bởi các biển nhiệt đới cũng đóng góp vào mức độ đa dạng sinh thái cao của nước này. Indonesia có nhiều hệ sinh thái biển và bờ biển, gồm các bãi biển, đụn cát, cửa sông, bãi lầy, rặng san hô, bãi cỏ biển, bãi bùn ven biển, bãi thuỷ triều, bãi tảo, và các hệ sinh thái nhỏ trong đất liền.[4] Nhà tự nhiên học người Anh, Alfred Wallace, đã mô tả về một đường ranh giới phần bố giữa các loài châu Á và châu Úc. Được gọi là đường Wallace, chạy gần theo hướng bắc nam dọc theo cạnh Thềm Sunda, giữa Kalimantan và Sulawesi, và dọc theo Eo Lombok sâu, giữa Lombok và Bali. Phía tây đường này hệ động thực vật mang nhiều đặc điểm Châu Á; về phía đông Lombok, hệ động thực vật dần mang đặc điểm Australia. Trong cuốn sách The Malay Archipelago năm 1869, Wallace đã miêu tả nhiều loài động vật duy chỉ có ở vùng này.Vùng đảo giữa đường Wallace và New Guinea hiện được gọi là Wallacea.
Dân số cao và cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng của Indonesia đặt ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng và thường không được chú trọng nhiều vì mức độ nghèo đói cao cũng như sự quản lý yếu kém với các nguồn tài nguyên.Các vấn đề này gồm phá rừng trên quy mô lớn (đa số là trái phép) và những trận cháy rừng gây ra những đám khói dày che phủ nhiều vùng phía tây Indonesia, Malaysia và Singapore; khai thác quá mức các nguồn tài nguyên biển; và các vấn đề môi trường đi liền với sự đô thị hóa và phát triển kinh tế quá nhanh, gồm ô nhiễm không khí, tắc đường, quản lý rác, và xử lý nước thải. Phá hủy môi trường sống đe doạ sự tồn tại của các loài bản địa và đặc hữu, gồm 140 loài thú có vú được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xác định là đang bị đe dọa, và 15 loài được coi là bị đe dọa tuyệt chủng, gồm cả khỉ Sumatran Orangutan.
Tags: , #phimtailieu

 
Copyright © 2016. PHIM TÀI LIỆU - All Rights Reserved
Phimtailieu | Published By Phim Tài Liệu
// Add to end of page