PHIM TÀI LIỆU: khoa học xây dựng | Documentary Films Phim tài liệu về khoa học xây dựng - Phim Tài Liệu

Tòa tháp nghiêng ở Abu Dhabi

Tòa tháp nghiêng ở Abu Dhabi

Tòa tháp nghiêng ở Abu Dhabi

 Thành phố Abu Dhabi đang là đối thủ cạnh tranh với Dubai. Thành phố này cũng đang cho xây dựng những công trình kinh điển như khách sạn sang trọng nhất, nhà thờ hồi giáo lớn nhất. Với mục tiêu tìm kiếm một tòa nhà mang tính biểu tượng, Capital Gate được ra đời. Tòa nhà thách thức trọng lực khi nghiêng một góc gấp 5 lần tháp nghiêng Pisa ở Ý. Với ý tưởng từ những đụn cát, gió sa mạc, và sóng biển ở Abu Dhabi, tòa nhà vươn cao 160m và nghiêng về một phía với các đường cong mềm mại. Tòa nhà vừa là khu văn phòng, vừa là khách sạn 5 sao cho hoàng gia. Vị trí của tòa nhà cũng rất đắc địa khi nó nằm ngay gần quảng trường Grand Stand, nơi được dùng cho các lễ kỷ niệm quốc gia. Bộ phim mô tả các khó khăn mà các kiến trúc sư và kỹ sư phải đổi mặt: phần móng phải được thiết kế và thi công đặc biệt để chống đỡ cho tòa tháp nghiêng, phần lõi của tòa nhà cần được dự ứng lực để có thể chịu được phần nhô ra của tòa tháp, hệ khung không gian bên ngoài giúp tăng cường sức chịu tải của tòa nhà với tối thiểu vật liệu, hay việc xây bể bơi và nhà hàng trên không (cao 100m). Tất cả đã cho ra đời một tác phẩm biểu tượng cho thành phố Abu Dhabi. The Leaning Tower of Abu Dhabi Megastructures 2011

Tòa nhà hình tròn ở Abu Dhabi

Tòa nhà hình tròn ở Abu Dhabi

Tòa nhà hình tròn ở Abu Dhabi

 Abu Dhabi, một trong những thành phố giàu có nhất với nguồn dự trữ dầu mỏ lớn thứ 5 thế giới, đang xây dựng cho mình một tòa nhà mang tính biểu tượng của cụm dự án bờ biển Al Raha dài 11 km. Đó là tòa cao ốc hình tròn độc đáo, cao hơn tượng nữ thần tự do. Nơi đây sẽ là tổng hành dinh của tập đoàn Aldar – chủ đầu tư của dự án Al Raha. Lãnh đạo Abu Dhabi muốn hoàn thành tòa nhà trong khoảng thời gian rất ngắn để kịp ngày khai mạc vòng đua công thức một đầu tiên. Vậy nên tòa nhà cho dù chưa được thiết kế và kiểm tra hoàn chỉnh cũng đã phải bắt đầu vào quá trình xây dựng. Vì nằm ở vị trí đất lấn biển, cần có những giải pháp đặc biệt để xây dựng phần móng cho tòa nhà. Và ngay cả khi móng đã được xây dựng, nguy cơ về gió vẫn đe dọa sự tồn tại của tòa nhà vì nhà thiết kế chưa kịp kiểm tra khả năng chống gió. Rất may kết quả kiểm tra không buộc họ phải thiết kế và thi công lại phần móng. Tòa nhà gồm có hai lõi bằng bê tông cốt thép giúp chịu phần lớn tải trọng. Lõi được xây bằng cách đổ bê tông trong cốp pha trượt. Trong khi phần lõi đang được xây dựng, bộ khung không gian nặng 2500 tấn bao quanh tòa nhà cũng được lắp ghép. Trên đó là 25000 tấm kính được lắp đặt. Đội xây dựng còn gặp phải các vấn đề về nâng phần mái, và lắp ráp các khu nhà vệ sinh bằng bê tông đúc sẵn. Tiến độ gập rút đã đem lại rất nhiều thách thức cho toàn bộ đội thiết kế và xây dựng tòa nhà.

Đường hầm eo biển Anh

Đường hầm eo biển Anh

Đường hầm eo biển Anh

 Đường hầm eo biển Anh (hay đường hầm eo biển Manche) là cầu nối giữa hai quốc gia phồn thịnh của Châu Âu. Đường hầm dài 38km, nằm dưới đáy biển, với hàng tỉ bảng Anh vốn đầu tư. Đó là đường hầm dưới đáy biển dài nhất thế giới. Để xây dựng nó, các kỹ sư và công nhân đã phải tốn không ít khó khăn. Việc đầu tiên là khảo sát để tìm ra lớp địa chất phù hợp cho tuyến hầm. Tiếp đó 8000 công nhân chia làm hai đội (Anh-Pháp) cùng đua nhau để đào từ hai bờ biển Anh và Pháp tới điểm giữa của eo biển. Máy đào hầm TBM là công cụ chính giúp thực hiện dự án này. Hai đội xây dựng đã gặp phải những vấn đề về ngập lụt nghiêm trọng trong quá trình thi công. Cuối cùng thì đường hầm cũng được hoàn thành trong niềm vui của các công nhân đào hầm, nhưng trong nỗi lo của những nhà đầu tư. Sự chậm tiến độ của dự án đã khiến chi phí tăng vọt và phải nhiều năm sau mới thu hồi được vốn. Đường hầm còn phải hứng chịu một trận cháy lịch sử nhưng rất may là không ai bị thiệt mạng. Hãy cùng theo dõi bộ phim hiểu thêm những thăng trầm của đường hầm dưới biển dài nhất thế giới này. The Channel Tunnel Megastructures 2004 Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Nhà tù

Nhà tù

Nhà tù

 Nhà tù North Branch Correctional Institution (trại cải huấn phía bắc) là nhà tù được bảo vệ tốt nhất thế giới. Đó là một kiệt tác trong thiết kế nhà tù. Hơn 900 trong số 1400 tù nhân ở đây phạm tội giết người. Nhà tù đã áp dụng những công nghệ và giải pháp có được từ các nhà tù nổi tiếng khác: 1. North tower of London. 2. Eastern State Penitentiary 3. Alcatraz Island Các bước tiến gồm có: 1. Xây vững trãi 2. Giám sát 3. Phòng giam 4. Kiểm soát nổi loạn Nhà tù North Branch Correctional Institution là một khối phòng thủ nhiều lớp. Phòng giam, camera, chốt canh trong, chốt canh ngoài, hàng rào cao 4m có cảm biến kích hoạt đèn chiếu, và hàng rào thép gai ngoài cùng. Phòng giam được xây dựng toàn khối từ bê tông cốt thép cường độ cao, các chi tiết như cửa chính, cửa sổ, thiết bị bên trong cũng được thiết kế đặc biệt để không một tù nhân nào có thể đục phá. Hệ thống theo dõi bên trong nhà tù có thể giúp theo dõi tất cả các tù nhân. Chó nghiệp vụ giúp phát hiện điện thoại di động tù nhân cất giấu. Cuối cùng là các loại vũ khí cho cai ngục để chống lại tù nhân nổi loạn mà không gây sát thương, như súng bắn đạn cao su, hơi cay, súng điện, thuốc xịt làm từ ớt.

Tàu điện ngầm ở London

Tàu điện ngầm ở London

Hệ thống tàu điện ngầm ở London là hệ thống lớn nhất trong các nước phương tây (sau hệ thống tàu điện ngầm ở New York – Mỹ). Hệ thống này chuyên chở hàng triệu lượt khách mỗi ngày và là một thành phần không thể thiếu cho cuộc sống thường nhật của London. Hệ thống thành công dựa trên những phát minh được ứng dụng trong các hệ thống đường sắt ngầm nổi tiếng khác. 4 hệ thống được khắc họa chi tiết trong bộ phim gồm có: 1. Đường sắt nam London: 6 km 2. Tàu điện ngầm ở New York: 15 km 3. Tàu điện ngầm ở Paris: 91 km 4. Tàu điện ngầm ở London: 402 km Bốn bước tiến giúp cho công trình ngầm ngày càng lớn hơn: 1. Đào hầm 2. Động cơ 3. Nhà ga 4. An toàn Metro Episode 4 Session 3 2009 Big-Bigger-Biggest Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Xây dựng sân bay Mumbai

Xây dựng sân bay Mumbai

Xây dựng sân bay Mumbai

Sân bay Mumbai được đầu tư 2 tỉ đô để xây mới một nhà ga hiện đại với mục tiêu sẽ tăng gấp đôi lượng hành tới Mumbai trong vòng vài năm tới. Một trong những khó khăn mà các kiến trúc sư và kỹ sư phải đối mặt là không gian vô cùng chật hẹp xung quanh sân bay. Họ không thể xây dựng một sân bay thông thường mà phải tận dụng từng mét vuông để tối ưu diện tích sử dụng. Bộ phim cho thấy những kỹ thuật mới trong việc xây dựng sân bay và những thách thức đã được vượt qua để tạo nên một sân bay mang đặc điểm của Ấn Độ. Building Mumbai's Modern Airport Season 09 Episode 07 Build It Bigger Extreme Engineering Discovery Channel and the Science Channel

Kỳ quan đảo Thế Giới

Kỳ quan đảo Thế Giới

Kỳ quan đảo Thế Giới

 Dubai được biết đến như một thành phố với rất nhiều công trình đỉnh cao. Những dự án của Dubai ngày một lớn và dường như không có giới hạn. Vượt lên trên tất cả, dự án về The World là lớn nhất. Dự án giúp thực hiện tham vọng biến Dubai trở thành điểm du lịch hàng đầu thế giới. Hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ được tạo nên từ cát biển hút từ dưới đáy đại dương. 25 km đê chắn song xây dựng từ đá thiên nhiên. Các kỹ sư còn phải đối mặt với các vấn đề về bảo vệ đảo khỏi bão biển, hay làm sạch nước biển bên trong khu vực. Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên những hòn đảo xa mạc này cũng gây không ít đau đầu cho các nhà đầu tư. Họ phải có hệ thống phát điện và hệ thống lọc nước biển riêng biệt cho từng hòn đảo. Việc thu hút nhà đầu tư cũng là một vấn đề nan giải mà các nhà phát triển dự án phải tính toán tới, vì nó là phần quyết định tới sự thành công của dự án. Dù gặp phải rất nhiều khó khăn, cũng không thể phủ nhận rằng Dubai là một trong những nơi đi đầu về xây dựng những công trình thế kỷ. World Island Wonder Megastructures 2007 Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Thành phố nổi ở Hà Lan

Thành phố nổi ở Hà Lan

Thành phố nổi ở Hà Lan

 Sau hàng nghìn năm vật lộn với nước để giữ cho thành phố khô ráo, người dân Amsterdam đang thực hiện những dự án hàng tỉ đô để lần đầu tiên đưa người dân lên cao trên mực nước biển. Dự án IJburg gồm 8 hòn đảo nhân tạo, trong đó có một khu vực gồm 150 nhà nổi đầu tiên trên thế giới. Trong tập phim, Danny Forster sẽ dẫn các bạn tới với công trường xây dựng đảo nhân tạo ở Amsterdam, tới xưởng đóng nhà nổi lớn nhất thế giới, tới khu vực neo đậu nhà nổi, và chứng kiến việc di chuyển ngôi nhà văn phòng nổi lớn nhất. S09E06 Amsterdam's Futuristic Floating City Build it bigger Discovery Channel 2007 Bản quyền bộ phim thuộc về Discovery Channel

Đường hầm sâu nhất dưới biển

Đường hầm sâu nhất dưới biển

Đường hầm sâu nhất dưới biển

Đường hầm eo biển Bosphorus ở Thổ Nhĩ Kỳ là đường hầm nằm sâu nhất dưới đáy biển, với điểm sâu nhất nằm 60m dưới mực nước biển. Nó được lên kế hoạch xây dựng để tăng đáng kể lượng hành khách di chuyển giữa hai lục địa Âu và Á. Để xây dựng được đường hầm dưới độ sâu đó, các kỹ sư đã phải vượt qua các dòng hải lưu, áp lực nước, động đất, tàu thuyền đi lại trên eo biển, và cả những ám ảnh từ quá khứ ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng. Denny Forster sẽ cùng các bạn khám phá các công đoạn xây dựng và lắp đặt từng bộ phận của đường hầm kỷ lục này. Deepest Tunnel Build it bigger Discovery Channel 2007.

Dỡ bỏ cây cầu Carquinez

Dỡ bỏ cây cầu Carquinez

Dỡ bỏ cây cầu Carquinez

 Cây cầu Carquinez ở vịnh San Francisco được xây dựng từ năm 1927. Do không còn đáp ứng được lưu lượng xe và do chi phí bảo dưỡng quá đắt đỏ, cây cầu cần phải được dỡ bỏ. Tuy nhiên, không thể dùng mìn để phá như những cây cầu khác. Thứ nhất, sát hai bên cầu Carquinez là hai cây cầu khác, và bên dưới là khu bào tồn động vật hoang dã. 5 công ty đã bỏ thầu việc tháo dỡ cầu. Và một công ty nhỏ đã dành được dự án nhờ đưa ra giải pháp thuyết phục nhất với chi phí rẻ nhất. Các nhịp giữa của cầu Carquinez sẽ được kích thủy lực và cáp hạ xuống xà lan đang chờ sẵn. Tuy nhiên giải pháp sáng tạo này cũng gặp phải những rủi ro. Bộ phim sẽ đưa các bạn tới những giờ phút căng thẳng nhất của việc tháo hạ cây cầu đã từng là một trong những cây cầu đường bộ dài nhất thế giới. Break it down: bridge Man made 2008 Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Tòa nhà EcoArk

Tòa nhà EcoArk

Tòa nhà EcoArk

 Đây là một trong những tòa nhà sinh thái nhất châu Á, nó là điển hình của việc tìm ra giải pháp xanh để biến điều không thể thành có thể: biến rác thải, thành kho báu. Tòa nhà EcoArk được xây dựng để làm tâm điểm của triển lãm hoa quốc tế Đài Bắc. Tòa nhà cao 9 tầng này sẽ được xây dựng từ 1,5 triệu vỏ chai tái chế. Loại vật liệu này là một trong những thách thức lớn nhất của việc thiết kế và xây dựng tòa nhà. Liệu những vật liệu làm nên tòa nhà có đủ chắc chắn để chống chọi với những cơn bão nhiệt đới hay động đất ở Đài Loan. Liệu nó có dễ bốc cháy thành một đám lửa khổng lồ? Hay liệu các nhà thiết kế và chủ đầu tư có thuyết phục được với chính quyền rằng sản phẩm của họ sẽ tuyệt đối an toàn cho người sử dụng? Hãy cùng ThuVienXayDung tìm hiểu những thử thách đằng sau việc xây dựng một công trình mang nhiều ý nghĩa này. EcoArk Megastructures

Rừng bê tông

Rừng bê tông

Rừng bê tông

 Đô thị là nơi tập trung các công trình xây dựng. Bê tông cốt thép là những vật liệu định hình nên các thành phố. Khi dân số đổ về đô thị ngày càng nhiều, nhu cầu xây dựng thêm nhà cao tầng thay thế các tòa nhà cũ sẽ càng lớn. Không gian xanh trong đô thị cũng ngày một khó tìm thấy hơn. Bộ phim dẫn người xem tới các công trường xây dựng các công trình độc đáo trong thành phố, khám phá những ý tưởng giúp biến thành phố thành nơi đáng sống hơn, và cả những khó khăn thách thức đối với các kiến trúc sư, kỹ sư, đội thợ xây dựng, nhằm hiện thực hóa các ý tưởng phát triển. Loạt phim về How Cities Work đem đến cho các bạn cái nhìn tổng quan hơn về những hệ thống hạ tầng kỹ thuật quan trọng cùng với những con người âm thầm vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, và giám sát hệ thống, giữ cho thành phố hoạt động từng ngày. Concrete Jungle How Cities Work Electric Sky Productions

Đường cao tốc dưới đáy biển

Đường cao tốc dưới đáy biển

Đường cao tốc dưới đáy biển

 Để giải quyết bài toán về thiếu hụt diện tích ở Busan -- thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, một tuyến đường cao tốc đã được xây dựng ngoài biển để nối Busan với hòn đảo Geoje. Tuyến gồm có hai cây cầu dài 1,87km và 1,65km cùng với đoạn hầm dài 3,2km. Đây là hầm đường cao tốc sâu nhất từng được xây dựng dưới đáy biển, và là đường hầm dưới đáy biển đầu tiên ở Hàn Quốc. Để xây dựng công trình, họ đã hợp tác với những chuyên gia người Hà Lan, những người nổi tiếng với những công trình biển táo bạo nhất. Hãy cùng acud khám phá những công nghệ được sử dụng để xây nên những cấu kiện khổng lồ, kéo chúng ra ngoài biển khơi, và lắp đặt chính xác xuống dưới đáy biển. Deep Sea Highway Megastructures 2011 Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Tàu cao tốc hình viên đạn

Tàu cao tốc hình viên đạn

Tàu cao tốc hình viên đạn

 Tàu cao tốc hình viên đạn của Nhật Bản là đỉnh cao của công nghệ giao thông đường sắt. Hệ thống được như ngày nay nhờ những phát minh và giải pháp kỹ thuật tài tình. Richard Hammond sẽ dẫn các bạn tới với môn đua ngựa thời trung cổ, xe bốn cầu (4-wheel drive), máy điện báo điện tử, và những thí nghiệm thú vị khác, để thấy được những ứng dụng tài tình cho hệ thống đường sắt cao tốc của Nhật. Bullet train Engineering Connections 2011 Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Cầu Cổng Vàng

Cầu Cổng Vàng

Cầu Cổng Vàng

 Cầu Cổng Vàng ở San Francisco là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất thế giới. Cầu được xây dựng từ những năm 1930 của thế kỷ trước bởi những kỹ sư lừng danh và công nhân lành nghề nhất. Để xây được cây cầu, họ đã gặp phải không ít khó khăn, từ những dòng hải lưu mạnh, gió bão lớn, sương muối, và cả động đất. Cây cầu đã vượt qua được trận động đất Loma Prieta 6.9 độ Richter năm 1989. Tuy nhiên các nhà khoa học dự báo một trận động đất lớn hơn nhiều sẽ xảy ra, do khu vực nằm giữa hai vệt đứt gãy địa chất lớn của vỏ trái đất. Cây cầu đang được trong quá trình cải tạo và nâng cấp để nó có thể sống sót sau trận động đất 8.3 độ Richter. Cây cầu treo ngày nay không còn là Cầu Cổng Vàng của 70 năm trước vì mọi bộ phận của cầu đang được thay thế bởi những cấu kiện mới và được lắp đặt các thiết bị hiện đại hơn. Tuy nhiên hình dạng và màu sắc đặc trưng của cây cầu vẫn như vậy, và không ai nghĩ đó là một cây cầu khác.

Nước

Nước

Nước

 Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu cho cuộc sống con người. Con người dùng đến nước để uống, di chuyển, chữa cháy. Và con người cùng thải ra lượng nước thải khổng lồ. Bộ phim sẽ dẫn các bạn tới thăm các thành phố lớn cùng với các công trình hạ tầng cấp thoát nước rất quan trọng. Los Angeles phải dẫn nước qua 250 km từ đập Hoover và sông Colorado về thành phố bằng tuyến kênh dài kỷ lục. Barcelona đã sử dụng hệ thống lọc nước biển để cung cấp thêm 20% lượng nước sạch cho cư dân. Thủ đô London ở Anh Quốc dùng mặt nước sông Thame để vận chuyển hàng triệu tấn hàng hóa. San Francisco đang phải bảo dưỡng hệ thống thoát nước thải cũ kỹ để chống chọi với động đất sắp xảy ra. Và cuối cùng, các bạn sẽ tới thăm Stockholm của Thủy Điển với công trình xử lý nước thải có một không hai dưới lòng đất. Loạt phim về How Cities Work đem đến cho các bạn cái nhìn tổng quan hơn về những hệ thống hạ tầng kỹ thuật quan trọng cùng với những con người âm thầm vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, và giám sát hệ thống, giữ cho thành phố hoạt động từng ngày. Water Works How Cities Work Electric Sky Productions

London

London

London

 London là thành phố được giám sát gắt gao nhất trên thế giới. Hệ thống giám sát được thực hiện trên cả trên không trung, trên đất liền, và dưới nước. Sân bay Heathrow là cổng đến từ trên không của thành phố. Chỉ với 2 đường băng, nhưng đây là sân bay bận rộn nhất thế giới với gần 1400 chuyến bay mỗi ngày. Hoạt động của sân bay được giám sát 24/7 để đảm bảo dòng máy bay liên tục đến và đi. Hệ thống đường ở London cũng phải chịu sự ùn tắc ở mức độ lớn nhất. Camera giao thông được gắn khắp nơi. London áp dụng hệ thống dự báo ùn tắc để có phương án điều chỉnh dòng giao thông phù hợp. Để hạn chế xe cộ vào khu trung tâm London, chính quyền thành phố biến nơi này thành khu vực thu phí giao thông. Hệ thống nhận diện tiên tiến của London giúp thu phí từ các xe vào khu vực và phạt được những người không trả phí. Dưới nước, sông Thames hàng năm đón 17000 tàu bè các loại vào London. Thủy triều lên xuống gây những nguy hiểm về mắc cạn và phá hủy tàu bè. Cơ quan quản lý đường thủy phải liên tục theo dõi cả lượng tàu thuyền trên mặt nước và những vật thể dưới đáy sông ảnh hưởng tới dòng phương tiện. Hãy cùng theo dõi bộ phim để khám phá những bí mật đằng sau sự phát triển của một siêu thành phố - London. London Megacities Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Sân bay quốc tế Kansai

Sân bay quốc tế Kansai

Sân bay quốc tế Kansai

 Sân bay Kansai của Nhật Bản được coi là một kỳ quan xây dựng của thế kỷ 20, tương đương với đập lớn Hoover và kênh đào Panama. Nó tiêu tốn chi phí kỷ lục 15 tỉ đô Mỹ. Số tiền mà không một sân bay nào dám mơ ước tới. Tại sao vậy? Vì sân bay này được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo nằm ngoài khơi vịnh Osaka. Không còn đủ đất để xây dựng sân bay trên đất liền, Nhật Bản đã quyết thực hiện dự án táo bạo này. Vì là hòn đảo nhân tạo siêu lớn được xây dựng lần đầu tiên, các kỹ sư đã gặp phải rất nhiều thử thách từ giai đoạn thiết kế đến thi công công trình khổng lồ này. Những nguy cơ như sụt lún, động đất, bão nhiệt đới, thủy triều,... luôn đe dọa sẽ dìm sân bay xuống đáy biển. Nhưng cuối cùng thì kỹ thuật của người Nhật đã chiến thắng, và giúp họ có thể mở rộng gấp đôi diện tích hòn đảo nhân tạo và làm thêm đường băng thứ hai. Kansai International Airport Megastructures National Geographic Channel Season 2004 (Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic,

Sân bay Heathrow ở London

Sân bay Heathrow ở London

Sân bay Heathrow ở London

 Sân bay Heathrow ở London là sân bay quốc tế tấp nập nhất trên thế giới. Đó là cửa ngõ của nước Anh và là một động lực kinh tế lớn của đất nước. Để xây dựng sân bay Heathrow, một loạt các giải pháp đã được áp dụng. Đó là những bước đột phá công nghệ từ 7 sân bay tiêu biểu – những gã không lồ trong lịch sử hàng không – giúp cho quy mô các sân bay ngày một lớn hơn. 1. Sân bay London Croydon (10.000 hành khách) 2. Sân bay London Gatwich (20.000 hành khách) 3. Sân bay Chicago O’hare (150.000 hành khách) 4. Sân bay Dallas Love Field (3.000.000 hành khách) 5. Sân bay Atlanta International (14.000.000 hành khách) 6. Sân bay Los Angeles International (23.000.000 hành khách) 7. Sân bay Heathrow (100.000.000 hành khách) Nhà ga T5 với giá 5 tỉ đô la, xây dựng trong 19 năm, đã mở cửa để tăng thêm 30.000.000 lượt hành khách tới Heathrow T5 có 3 tòa nhà lớn được lắp ráp từ 80.000 tấn thép. Khu nhà chính là tòa nhà cao 40m. Các bước tiến công nghệ gồm có: 1. Kiểm soát không lưu (Air traffic control) 2. Nhà ga (Terminal) 3. Đường băng (Touchdown) 4. Di chuyển hành khách (Mobility) 5. An ninh (Security) 6. Hành lý (Baggage Handling) Hãy cùng

Thiết kế lại đập Hoover

Thiết kế lại đập Hoover

Thiết kế lại đập Hoover

 Đập Hoover được coi là một biểu tượng của nước Mỹ. Khi được xây dựng xong năm 1935, đập Hoover được coi là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Đó là một công trình bằng bê tông đồ sộ, được xây dựng với ba mục đích: 1) Kiểm soát lũ lụt từ con sông Colorado hoang dã, 2) Trữ nước cho việc tưới tiêu các vùng đất trồng trọt trên xa mạc và cho các thành phố đang phát triển lân cận, 3) Tạo ra điện năng phục vụ một khu vực rộng lớn phía Tây nước Mỹ. Tuy nhiên, một yếu điểm của con đập gần 100 năm tuổi là chưa tính toán được hết các vấn đề về sinh thái sau khi xây dựng đập. Mực nước dâng lên trong hồ chứa ở thượng lưu đã tiêu diệt hệ thực vật và động vật. Con sông bên dưới hạ lưu thì không còn được bồi đắp phù xa và các chất màu mỡ cần thiết. Các loài sinh vật lạ đang tấn công các công trình. Bộ phim đặt ra tình huống nếu như hiện tại không có con đập Hoover trên sông Colorado, thì các kỹ sư sẽ thiết kế một con đập Hoover khác thế nào? những gì sẽ thay đổi? những gì sẽ giữ nguyên? và họ sẽ giải quyết các vấn đề nan giải hiện tại ra sao. Hãy cùng khám phá về một trong những công trình kinh điển của lịch sử xây dựng thế giới, và cách người Mỹ đang muốn giải quyết vấn đề cho con đập của họ. Reinventing the Hoover dam Megastructures 2006 Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

 
Copyright © 2016. PHIM TÀI LIỆU - All Rights Reserved
Phimtailieu | Published By Phim Tài Liệu
// Add to end of page