Xem phim tài liệu - Thế Giới Động Vật Ở Trung and Nam Mỹ.
Home » Thế giới động vật+Động vật hoang dã
Cá Sấu Ở Bàu Sấu - Nam Cát Tiên
Admin
7:05 AM
Xem phim tài liệu - Cá Sấu Ở Bàu Sấu - Nam Cát Tiên.
Khám phá Bàu Sấu - Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
Nam Cát Tiên được bao bọc bởi một nhánh của sông Đồng Nai -- ranh giới tự nhiên giữa nơi đây với thế giới xung quanh. Nên du khách phải băng qua sông để vào rừng. Một cảnh tượng hoang sơ cùng những cây gỗ lớn, dây leo chằng chịt bên mé sông đập vào tầm mắt du khách ngay từ phút đầu tiên.
Bầu không khí trong lành, mát mẻ đến diệu kỳ, muôn loài gọi nhau ở đâu đó xa xa vọng lại... Du khách quên đi mệt mỏi, quên đi khói bụi, quên đi nhịp sống hối hả ồn ào nơi phố thị.
Từ trạm điều hành của ban quản lý rừng, chiếc xe Toyota hai cầu dã chiến lao vun vút trên con đường bê-tông tiến vào cửa rừng. Chiếc xe phóng nhanh, có lúc đạt đến 60km/giờ. Và rồi từng khoảng rừng nguyên sinh bạt ngàn dần mở ra trước mắt. Khu rừng tre, nứa rậm rì kéo dài, bãi cỏ rộng với những đàn bướm tung tăng bay, những tán cây sà thấp, dây leo vắt ngang đường. Đặc biệt, đàn bướm hàng ngàn con đang quây quần nhau, xe lao nhanh qua, tan đàn, bướm bay vút lên cao, một không gian trắng xoá. Chẳng ai thốt nên lời, chỉ biết tròn mắt nhìn, thật ấn tượng! Hơn 15 phút đi xe kết thúc!
Chiếc xe dã chiến thẳng tiến vào Bàu Sấu. Anh cán bộ kiểm lâm kiêm hướng dẫn viên du lịch tại đây cho biết, Bàu Sấu là một hồ nước lớn, nằm ở trung tâm rừng Nam Cát Tiên. Lòng bàu rộng, đa dạng các loại cá, có nhiều cá sấu nước ngọt nên mang tên Bàu Sấu. Xuống xe, chúng tôi chuẩn bị cho hành trình đi bộ xuyên rừng. Nỗi lo lớn nhất là vắt, mỗi người đều thoa thuốc chống vắt lên giày, tất và ống quần! Để đến Bàu Sấu, chúng tôi phải lội bộ vượt qua 5km đường rừng lởm chởm dưới những tán cây lớn. Bất chợt bắt gặp cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cao to đứng sừng sững với những dây leo dài muôn hình muôn vẻ đu bám quanh thân. 5km đường rừng có lẽ không phải là ngắn đối với những người đã quen với như xe máy, taxi... Nhưng mỗi bước chân càng tiến sâu vào rừng càng khám phá thêm nhiều thú vị về thiên nhiên, về chính bản thân mình.
"Vài trăm mét nữa là đến Bàu Sấu. Ven bàu tập hợp rất nhiều đàn chim lớn như cuốc, công, trĩ, gà lôi, sếu, giang, mòng, két, le le, cù đen... Nếu may mắn chúng ta có thể thấy nhiều loài chim nằm trong sách đỏ, những con công với bộ lông tuyệt đẹp" -- Anh cán bộ kiểm lâm, kiêm hướng dẫn viên du lịch, hồ hởi khoe.
Và bàu Sấu đây rồi! Một hồ nước rộng mênh mông giữa rừng sâu, trải dài với những vạt cỏ mọc nhấp nhô. Nhìn từ tháp canh của trạm kiểm lâm, du khách có thể quan sát Bàu Sấu rõ mồn một. Những cơn gió mang hơi nước từ lòng bàu thổi lên mát rượi. Mặt hồ có nhiều loài chim đang kiếm ăn. Qua ống nhòm chuyên dụng từ tháp canh, có thể nhìn thấy một vài con cá sấu nhô lên trên mặt nước, chốc chốc ở đâu đó, tiếng chim kêu dội vào những tán rừng...
Ngoài Bàu Sấu, Nam Cát Tiên còn có nhiều điều cũng không kém phần thú vị như đi đò quanh nhánh sông Đồng Nai, tham quan rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, xem cây gõ Bác Đồng, cây bằng lăng sáu ngọn, cây thiên tuế 400 năm tuổi... Bên cạnh đó còn có thể tắm suối ở thác Mỏ Vẹt hoặc thác Cổng Trời với những tảng đá tuyệt đẹp. Dù chưa có quá nhiều dịch vụ du lịch nhưng Nam Cát Tiên thừa sức cho ta cảm giác gần hơn với thiên nhiên, bình yên, thanh thản.
Nam Cát Tiên được bao bọc bởi một nhánh của sông Đồng Nai -- ranh giới tự nhiên giữa nơi đây với thế giới xung quanh. Nên du khách phải băng qua sông để vào rừng. Một cảnh tượng hoang sơ cùng những cây gỗ lớn, dây leo chằng chịt bên mé sông đập vào tầm mắt du khách ngay từ phút đầu tiên.
Bầu không khí trong lành, mát mẻ đến diệu kỳ, muôn loài gọi nhau ở đâu đó xa xa vọng lại... Du khách quên đi mệt mỏi, quên đi khói bụi, quên đi nhịp sống hối hả ồn ào nơi phố thị.
Từ trạm điều hành của ban quản lý rừng, chiếc xe Toyota hai cầu dã chiến lao vun vút trên con đường bê-tông tiến vào cửa rừng. Chiếc xe phóng nhanh, có lúc đạt đến 60km/giờ. Và rồi từng khoảng rừng nguyên sinh bạt ngàn dần mở ra trước mắt. Khu rừng tre, nứa rậm rì kéo dài, bãi cỏ rộng với những đàn bướm tung tăng bay, những tán cây sà thấp, dây leo vắt ngang đường. Đặc biệt, đàn bướm hàng ngàn con đang quây quần nhau, xe lao nhanh qua, tan đàn, bướm bay vút lên cao, một không gian trắng xoá. Chẳng ai thốt nên lời, chỉ biết tròn mắt nhìn, thật ấn tượng! Hơn 15 phút đi xe kết thúc!
Chiếc xe dã chiến thẳng tiến vào Bàu Sấu. Anh cán bộ kiểm lâm kiêm hướng dẫn viên du lịch tại đây cho biết, Bàu Sấu là một hồ nước lớn, nằm ở trung tâm rừng Nam Cát Tiên. Lòng bàu rộng, đa dạng các loại cá, có nhiều cá sấu nước ngọt nên mang tên Bàu Sấu. Xuống xe, chúng tôi chuẩn bị cho hành trình đi bộ xuyên rừng. Nỗi lo lớn nhất là vắt, mỗi người đều thoa thuốc chống vắt lên giày, tất và ống quần! Để đến Bàu Sấu, chúng tôi phải lội bộ vượt qua 5km đường rừng lởm chởm dưới những tán cây lớn. Bất chợt bắt gặp cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cao to đứng sừng sững với những dây leo dài muôn hình muôn vẻ đu bám quanh thân. 5km đường rừng có lẽ không phải là ngắn đối với những người đã quen với như xe máy, taxi... Nhưng mỗi bước chân càng tiến sâu vào rừng càng khám phá thêm nhiều thú vị về thiên nhiên, về chính bản thân mình.
"Vài trăm mét nữa là đến Bàu Sấu. Ven bàu tập hợp rất nhiều đàn chim lớn như cuốc, công, trĩ, gà lôi, sếu, giang, mòng, két, le le, cù đen... Nếu may mắn chúng ta có thể thấy nhiều loài chim nằm trong sách đỏ, những con công với bộ lông tuyệt đẹp" -- Anh cán bộ kiểm lâm, kiêm hướng dẫn viên du lịch, hồ hởi khoe.
Và bàu Sấu đây rồi! Một hồ nước rộng mênh mông giữa rừng sâu, trải dài với những vạt cỏ mọc nhấp nhô. Nhìn từ tháp canh của trạm kiểm lâm, du khách có thể quan sát Bàu Sấu rõ mồn một. Những cơn gió mang hơi nước từ lòng bàu thổi lên mát rượi. Mặt hồ có nhiều loài chim đang kiếm ăn. Qua ống nhòm chuyên dụng từ tháp canh, có thể nhìn thấy một vài con cá sấu nhô lên trên mặt nước, chốc chốc ở đâu đó, tiếng chim kêu dội vào những tán rừng...
Ngoài Bàu Sấu, Nam Cát Tiên còn có nhiều điều cũng không kém phần thú vị như đi đò quanh nhánh sông Đồng Nai, tham quan rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, xem cây gõ Bác Đồng, cây bằng lăng sáu ngọn, cây thiên tuế 400 năm tuổi... Bên cạnh đó còn có thể tắm suối ở thác Mỏ Vẹt hoặc thác Cổng Trời với những tảng đá tuyệt đẹp. Dù chưa có quá nhiều dịch vụ du lịch nhưng Nam Cát Tiên thừa sức cho ta cảm giác gần hơn với thiên nhiên, bình yên, thanh thản.
Tags: , #phimtailieu
Labels:
Động vật hoang dã,
Thế giới động vật
Bản Năng Hoang Dã Của Động Vật
Admin
2:51 AM
Xem phim tài liệu - Bản Năng Hoang Dã Của Động Vật.
Trang fb của Khoa học and Đời sống :
Tags: , #phimtailieu
Labels:
Động vật hoang dã,
Thế giới động vật
Những Cuộc Trò Chuyện Trong Thế Giới Động Vật
Admin
4:33 AM
Labels:
Động vật hoang dã,
Thế giới động vật
Rắn Đuôi Chuông - Thách Thức Nơi Sa Mạc
Admin
6:42 AM
Xem phim tài liệu - Rắn Đuôi Chuông - Thách Thức Nơi Sa Mạc.
Rắn chuông có cuộc sống cộng đồng phong phú
Những con rắn chuông trông ghê sợ lại là những động vật hoà đồng và biết quan tâm. Một nhà sinh vật học Mỹ phát hiện loài rắn chuông châu Mỹ có cuộc sống giàu tính cộng đồng và hình thành nên những nhóm gia đình.
Những con cái khi mang thai thì tập hợp thành bày với nhau và cùng chăm sóc con non. Những con là anh chị em thì thân thiết với nhau hơn là những kẻ không thân thích khác. Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng tỏ một loài rắn có khả năng phân biệt họ hàng với những cá thể khác.
"Chúng dường như có mối quan hệ xã hội bền chặt mà chúng ta không hề biết", Rulon Clark, tại Đại học Cornell ở Ithaca, Mỹ, nhận định. "Có thể là hình dáng cơ thể, hoặc đôi mắt không mí của chúng đã khiến ta không thể gán những cảm giác thân thiện cho loài vật này".
Clark đã kiểm tra mối quan hệ giữa 10 con rắn chuông Crotalus horridus được nuôi trong phòng thí nghiệm sau khi sinh. Vị trí của mỗi con được ghi lại 4 lần/ngày. Nghiên cứu kéo dài 2 tháng. Ông nhận thấy những con cái trong cùng một ổ có quan hệ mật thiết hơn là những con khác ổ - bằng chứng cho thấy chúng nhận biết được họ hàng.
Trong thiên nhiên, rắn chuông còn bộc lộ nhiều tính cách khác thường thấy ở những nhóm động vật có hình thành các nhóm gia đình, như hành vi bảo vệ nhóm và con cái bảo vệ con non.
Các yếu tố môi trường có thể chi phối hành vi xã hội của rắn chuông. "Chúng sống ở phía bắc, nơi luôn cần một chỗ an toàn để trú đông", Clark giải thích. "Một khi chúng tìm được một tảng đá trồi lên và tạo nên một nơi sưởi ấm tốt, một sườn dốc hướng về phía nam và khe nứt đủ sâu để chúng chui vào ngủ đông, thì chúng sẽ chung thuỷ với nơi đó cả đời".
Rắn chuông phân bố rộng rãi ở Mỹ từ bắc New Hampshire đến nam Texas. Chúng độc nhưng thường không tấn công nếu không bị kích thích. Rắn chuông đực cũng có hành vi thân thiện trong một số giai đoạn của năm. Nhưng chúng lại hung hăng khi bị đưa vào môi trường thí nghiệm.
Những con rắn chuông trông ghê sợ lại là những động vật hoà đồng và biết quan tâm. Một nhà sinh vật học Mỹ phát hiện loài rắn chuông châu Mỹ có cuộc sống giàu tính cộng đồng và hình thành nên những nhóm gia đình.
Những con cái khi mang thai thì tập hợp thành bày với nhau và cùng chăm sóc con non. Những con là anh chị em thì thân thiết với nhau hơn là những kẻ không thân thích khác. Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng tỏ một loài rắn có khả năng phân biệt họ hàng với những cá thể khác.
"Chúng dường như có mối quan hệ xã hội bền chặt mà chúng ta không hề biết", Rulon Clark, tại Đại học Cornell ở Ithaca, Mỹ, nhận định. "Có thể là hình dáng cơ thể, hoặc đôi mắt không mí của chúng đã khiến ta không thể gán những cảm giác thân thiện cho loài vật này".
Clark đã kiểm tra mối quan hệ giữa 10 con rắn chuông Crotalus horridus được nuôi trong phòng thí nghiệm sau khi sinh. Vị trí của mỗi con được ghi lại 4 lần/ngày. Nghiên cứu kéo dài 2 tháng. Ông nhận thấy những con cái trong cùng một ổ có quan hệ mật thiết hơn là những con khác ổ - bằng chứng cho thấy chúng nhận biết được họ hàng.
Trong thiên nhiên, rắn chuông còn bộc lộ nhiều tính cách khác thường thấy ở những nhóm động vật có hình thành các nhóm gia đình, như hành vi bảo vệ nhóm và con cái bảo vệ con non.
Các yếu tố môi trường có thể chi phối hành vi xã hội của rắn chuông. "Chúng sống ở phía bắc, nơi luôn cần một chỗ an toàn để trú đông", Clark giải thích. "Một khi chúng tìm được một tảng đá trồi lên và tạo nên một nơi sưởi ấm tốt, một sườn dốc hướng về phía nam và khe nứt đủ sâu để chúng chui vào ngủ đông, thì chúng sẽ chung thuỷ với nơi đó cả đời".
Rắn chuông phân bố rộng rãi ở Mỹ từ bắc New Hampshire đến nam Texas. Chúng độc nhưng thường không tấn công nếu không bị kích thích. Rắn chuông đực cũng có hành vi thân thiện trong một số giai đoạn của năm. Nhưng chúng lại hung hăng khi bị đưa vào môi trường thí nghiệm.
Tags: , #phimtailieu
Labels:
Động vật hoang dã,
Thế giới động vật
Sinh Vật Biển Việt Nam : Cá Rạn San Hô
Admin
6:37 AM
Xem phim tài liệu - Sinh Vật Biển Việt Nam : Cá Rạn San Hô.
Cá rạn san hô
Cá rạn núi san hô ở Hòn Mun - Cá rạn san hô quí hiếm vì chúng chỉ có ở các vùng biển nhiệt đới. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã thống kê và cho biết khu vực biển Thái Bình Dương và vùng Ấn Độ có khoảng 4.000 loài cá sống ở các rạn san hô trên tổng số gần 7.000 loài cá sinh sống tại vùng biển này.
Biển VN nằm ở Thái Bình Dương và vịnh Thái Lan nên chủng loại cá cũng rất phong phú. Vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận vốn nhiều san hô nên có rất nhiều loài cá cảnh biển sinh sống.
TS Nguyễn Hữu Phụng (Viện Hải dương học Nha Trang) cùng các cộng tác viên khác đã kiểm kê được 635 loài cá sống ở rạn san hô với 62 họ, trong đó có bốn họ đông nhất: họ cá thia Pomacentridae với 91 loài, họ cá bàng chài Labridae với 72 loài, họ cá bướm Chaetodontidae với 49 loài và họ cá mó Scaridae với 41 loài. Riêng vùng biển Nha Trang, qua khảo sát các nhà khoa học ghi nhận đây là vùng biển có cá rạn san hô rất đa dạng ở VN với 398 loài. Hai khu vực tập trung nhiều loài cá nhờ rạn san hô còn nguyên trạng là Hòn Mun và Hòn Gốm (vịnh Văn Phong).
Hòn Mun đã được đề nghị biến thành công viên biển đầu tiên của VN, nhưng ý đồ này khó trở thành hiện thực vì cơ quan đề xướng là Viện Hải dương học hoàn toàn không có kinh phí, ngành thủy sản không quan tâm, còn ngành đang khai thác (du lịch) hầu như chỉ biết khai thác những gì hiện có.
Quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi biển Khánh Hòa cũng là vùng biển nhiều rạn san hô. Năm 1994 báo cáo về khảo sát biển Trường Sa của TS Nguyễn Hữu Phụng cho biết ở đây có 219 loài thuộc 44 họ, trong đó có 159 loài đặc hữu. Cũng qua nghiên cứu cho thấy các loài cá quí hiếm như: mao tiên, bàng chài, hóa chuột, thia rất được ưa chuộng ở các nước Philippines, Indonesia, Úc... đều có ở VN.
Ở các vùng, tùy theo đặc tính sinh trưởng mà có loài cá rất hiếm. Cá thần tiên là loài cá sống rất đơn lẻ, không thành bầy. Nhiều khi cả vùng biển rộng 1km2 chỉ có chừng 10 con. Chính sự khan hiếm khiến cá thần tiên được bán giá cao. Ngược lại có loài cá như bàng chài, cá thìa lại sống tập trung thành từng đàn, mỗi đàn có khi tới 1.000 con.
Trên thị trường quốc tế, các loài cá rạn san hô có con được bán với giá 300 - 500 USD. Nhiều nước đã coi việc xuất khẩu cá rạn san hô là một nguồn lợi kinh tế không thể thiếu như Sri Lanka, Philippines, Indonesia..
Cá rạn núi san hô ở Hòn Mun - Cá rạn san hô quí hiếm vì chúng chỉ có ở các vùng biển nhiệt đới. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã thống kê và cho biết khu vực biển Thái Bình Dương và vùng Ấn Độ có khoảng 4.000 loài cá sống ở các rạn san hô trên tổng số gần 7.000 loài cá sinh sống tại vùng biển này.
Biển VN nằm ở Thái Bình Dương và vịnh Thái Lan nên chủng loại cá cũng rất phong phú. Vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận vốn nhiều san hô nên có rất nhiều loài cá cảnh biển sinh sống.
TS Nguyễn Hữu Phụng (Viện Hải dương học Nha Trang) cùng các cộng tác viên khác đã kiểm kê được 635 loài cá sống ở rạn san hô với 62 họ, trong đó có bốn họ đông nhất: họ cá thia Pomacentridae với 91 loài, họ cá bàng chài Labridae với 72 loài, họ cá bướm Chaetodontidae với 49 loài và họ cá mó Scaridae với 41 loài. Riêng vùng biển Nha Trang, qua khảo sát các nhà khoa học ghi nhận đây là vùng biển có cá rạn san hô rất đa dạng ở VN với 398 loài. Hai khu vực tập trung nhiều loài cá nhờ rạn san hô còn nguyên trạng là Hòn Mun và Hòn Gốm (vịnh Văn Phong).
Hòn Mun đã được đề nghị biến thành công viên biển đầu tiên của VN, nhưng ý đồ này khó trở thành hiện thực vì cơ quan đề xướng là Viện Hải dương học hoàn toàn không có kinh phí, ngành thủy sản không quan tâm, còn ngành đang khai thác (du lịch) hầu như chỉ biết khai thác những gì hiện có.
Quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi biển Khánh Hòa cũng là vùng biển nhiều rạn san hô. Năm 1994 báo cáo về khảo sát biển Trường Sa của TS Nguyễn Hữu Phụng cho biết ở đây có 219 loài thuộc 44 họ, trong đó có 159 loài đặc hữu. Cũng qua nghiên cứu cho thấy các loài cá quí hiếm như: mao tiên, bàng chài, hóa chuột, thia rất được ưa chuộng ở các nước Philippines, Indonesia, Úc... đều có ở VN.
Ở các vùng, tùy theo đặc tính sinh trưởng mà có loài cá rất hiếm. Cá thần tiên là loài cá sống rất đơn lẻ, không thành bầy. Nhiều khi cả vùng biển rộng 1km2 chỉ có chừng 10 con. Chính sự khan hiếm khiến cá thần tiên được bán giá cao. Ngược lại có loài cá như bàng chài, cá thìa lại sống tập trung thành từng đàn, mỗi đàn có khi tới 1.000 con.
Trên thị trường quốc tế, các loài cá rạn san hô có con được bán với giá 300 - 500 USD. Nhiều nước đã coi việc xuất khẩu cá rạn san hô là một nguồn lợi kinh tế không thể thiếu như Sri Lanka, Philippines, Indonesia..
Tags: , #phimtailieu
Labels:
Động vật hoang dã,
Thế giới động vật
Mùa Di Cư Của Một Số Loài Chim Tới Nhật Bản
Admin
6:11 AM
Labels:
Động vật hoang dã,
Thế giới động vật
Câu Chuyện Về Họ Nhà Mèo
Admin
1:46 AM
Xem phim tài liệu - Câu Chuyện Về Họ Nhà Mèo.
Họ Mèo
Mọi loại thú "giống mèo" là thành viên của họ Mèo (Felidae). Các thú giống mèo đều là động vật ăn thịt, một trong chín họ của bộ Ăn thịt (Carnivora). Những họ hàng gần khác của mèo nằm trong các họ khác, trong nhánh của chúng, thuộc cây tiến hóa của động vật ăn thịt: cầy hương, linh cẩu hay cầy măng gút. Những con mèo đầu tiên đã tách ra từ thời kỳ thuộc thế Eocen, khoảng 40 triệu năm trước. Con vật thông thường nhất là mèo nhà, đã gắn với cuộc sống của con người khoảng từ 7.000 đến 4.000 năm trước. Họ hàng hoang dã của chúng vẫn còn sinh sống ở châu Phi và Tây Á, mặc dù sự phá hủy môi trường sống đã thu nhỏ khu vực sinh sống của chúng.
Các thành viên khác của họ Mèo bao gồm các loài mèo khổng lồ như sư tử, hổ, báo hoa mai, báo đốm Mỹ và báo gêpa (mặc dù chúng có kích thước lớn, nhưng vẫn là hậu duệ của những loài mèo nhỏ đã tồn tại trước đây), và các loài mèo hoang khác như linh miêu, báo sư tử (puma) hay linh miêu Mỹ.
Các loài động vật họ mèo ngoài đặc điểm chung là thú ăn thịt ra, chúng có một số đặc điểm phân biệt với các loài thú ăn thịt khác, thể hiện ở răng, móng vuốt và khả năng săn đêm thông qua đặc điểm của mắt.
Mọi loại thú "giống mèo" là thành viên của họ Mèo (Felidae). Các thú giống mèo đều là động vật ăn thịt, một trong chín họ của bộ Ăn thịt (Carnivora). Những họ hàng gần khác của mèo nằm trong các họ khác, trong nhánh của chúng, thuộc cây tiến hóa của động vật ăn thịt: cầy hương, linh cẩu hay cầy măng gút. Những con mèo đầu tiên đã tách ra từ thời kỳ thuộc thế Eocen, khoảng 40 triệu năm trước. Con vật thông thường nhất là mèo nhà, đã gắn với cuộc sống của con người khoảng từ 7.000 đến 4.000 năm trước. Họ hàng hoang dã của chúng vẫn còn sinh sống ở châu Phi và Tây Á, mặc dù sự phá hủy môi trường sống đã thu nhỏ khu vực sinh sống của chúng.
Các thành viên khác của họ Mèo bao gồm các loài mèo khổng lồ như sư tử, hổ, báo hoa mai, báo đốm Mỹ và báo gêpa (mặc dù chúng có kích thước lớn, nhưng vẫn là hậu duệ của những loài mèo nhỏ đã tồn tại trước đây), và các loài mèo hoang khác như linh miêu, báo sư tử (puma) hay linh miêu Mỹ.
Các loài động vật họ mèo ngoài đặc điểm chung là thú ăn thịt ra, chúng có một số đặc điểm phân biệt với các loài thú ăn thịt khác, thể hiện ở răng, móng vuốt và khả năng săn đêm thông qua đặc điểm của mắt.
Tags: , #phimtailieu
Labels:
Động vật hoang dã,
Thế giới động vật