PHIM TÀI LIỆU: khoa học xây dựng | Documentary Films Phim tài liệu về khoa học xây dựng - Phim Tài Liệu

Tháp nghiêng Pisa

Tháp nghiêng Pisa

Tháp nghiêng Pisa

 Tháp nghiêng Pisa có thể coi là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của nước Ý. Tòa tháp đã tồn tại và nghiêng hơn 800 năm. Có rất nhiều lần cải tạo nhằm dựng thẳng tháp hoặc giữ cho tháp ổn định mãi mãi. Tuy nhiên những sự can thiệp đó chì là làm tăng thêm cơn ác mộng cho tòa tháp vốn dĩ đã rất mong manh. Làm sao mà tháp vẫn có thể đứng vững – đó là một kỳ tích mà ngay cả các chuyên gia cũng không hiểu tại sao. Liệu kỹ thuật tiên tiến có cứu được tháp nghiêng. Liệu khách du lịch sẽ lại có cơ hội đặt chân lên đỉnh gác chuông tuyệt vời của tòa tháp sau khi tháp bị đóng cửa vì lý do an toàn? Hãy cùng

Tàu lượn Ferrari

Tàu lượn Ferrari

Tàu lượn Ferrari

 Tàu lượn Ferrari roller coaster, còn có tên khác là Formula Rossa, là tàu lượn nhanh nhất thế giới. Nó có thể đạt tốc độ trên 240 km/h. Đây là một điểm đến đầy thích thú của những người ưa cảm giác mạnh – những ai muốn thử cảm giác tăng tốc và tốc độ cao của những chiếc xe đua công thức một. Công trình là một điểm nhấn nằm trong chuỗi các điểm thu hút tại công viên chủ đề Ferrari ở đảo Yas, thành phố Abu Dhabi, tiểu vương quốc Ảrập thống nhất. Để xây dựng lên công trình, các nhà thiết kế, kỹ sư và công nhân đã phải làm việc hơn 1 năm dưới cái nóng oi bức của sa mạc Abu Dhabi. Roller coaster nhanh nhất cũng đem tới những thách thức không nhỏ cho cả đội. Dưới bàn tay của nhà quản lý thi công Andreas Granig, người từng làm hơn 30 roller coaster trong vòng 23 năm qua, cuối cùng công trình cũng được hoàn thành đúng tiến độ để ra mắt công chúng vào đúng ngày mở cửa công viên.

Nhà ga lớn nhất châu Âu ở Berlin

Nhà ga lớn nhất châu Âu ở Berlin

Nhà ga lớn nhất châu Âu ở Berlin

 Nhà ga đường sắt ở trung tâm Berlin-Đức là nhà ga lớn nhất châu Âu. Công trình được xây dựng trên nền đất cát bão hòa nước dọc sông Spree ở trung tâm Berlin. Ống vòm bằng kính khổng lồ được sử dụng để đem lại nhiều ánh sáng tự nhiên nhất cho nhà ga. Đón hàng trăm đoàn tàu qua lại, công trình được kỳ vọng sẽ đưa Berlin thành trung tâm của châu Âu khi nó được hoàn thành. Một ngạc nhiên nữa là tòa nhà văn phòng được xây dựng ngay bên trên nhà ga. Các kỹ sư đã áp dụng một công nghệ chưa từng được sử dụng trong lịch sử ngành xây dựng. Họ xây hai tòa tháp lên cao, rồi nghiêng về hai phía để nối liền thành một cây cầu bên trên nhà ga. Bộ phim khắc họa những khó khăn và thách thức mà các kỹ sư và cả kiến trúc sư công trình phải đối mặt để xây nên công trình biểu tượng cho Berlin. Berlin Train Station Megastructures 2005 Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Vòng đu quay Singapore

Vòng đu quay Singapore

Vòng đu quay Singapore

 Vòng đu quay lớn nhất thế giới nằm tại Singapore. Nó cao 165m và bao gồm 28 cabin, biểu trưng cho sự may mắn nhân đôi (2 x 8) của một nền kinh tế Singapore thịnh vượng. Thành công của vòng quay dựa trên những thành tựu đột phá từ các vòng quay nổi tiếng khác, gồm có: 1. Ferris wheel: 80m (Chicago – cuối thế kỷ 19 – khánh thành năm 1893 – trước khi máy bay xuất hiện) 2. Earls Court Gigantic: 94m (Earls Court , London,1895) 3. London Eye: 135m (London, 1999) 4. Star of Nanchang: 160m (Nanchang, 2006) Các vòng quay đều có tên gọi là Ferris wheel theo tên của vòng quay đầu tiên được xây dựng ở Chicago. Skywheel là vòng quay Ferris wheel lớn nhất thế giới. Nên việc xây dựng nó không hề đơn giản. Trước tiên, loại vật liệu sử dụng phải chắc chắn và kích thước các cấu kiện phải đủ nhẹ đối với các trụ đỡ. Thứ hai, vòng quay chỉ chịu lực đồng đều khi đã thành hình dạng. Trong quá trình xây dựng, các kỹ sư cần đưa ra các giải pháp sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo vòng quay không bị sập trong quá trình thi công. Công nghệ để làm quay các vòng quay cũng được đề cập tới rất chi tiết. Tiếp đến là ý tưởng về việc đặt cabin bên ngoài vòng quay để hành khách được thưởng thức khung cảnh trọn vẹn nhất. Cabin vòng quay Skywheel ở Singapore khác với các vòng quay khác vì điều kiện thời tiết nóng ẩm của Singapore, nên các thiết bị khác như điều hòa, máy làm giảm sương mù của hơi nước đọng được lắp đặt trong mỗi cabin. Các vòng quay, vì rất cao, nên sẽ chịu tải trọng gió rất lớn. Các kỹ thuật để giảm rung lắc và chấn động bởi gió đã được nghiên cứu thiết kế cho Skywheel. Cuối cùng là vấn đề về an toàn trong các trường hợp có sự cố phải dừng vòng quay. Các kỹ sư phải xử lý tình huống đó ra sao. Tất cả các thách thức và kỹ thuật đều được khắc họa chi tiết trong tập phim. Mời các bạn cùng đón xem bộ phim. Các bước tiến kỹ thuật 1. Xây dựng 2. Lực quay 3. Cabin 4. Ổn định 5. An toàn Skywheel Episode 5 Session 2 2009 Big-Bigger-Biggest Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Kim tự tháp

Kim tự tháp

Kim tự tháp

 Trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại, chỉ có kim tự tháp Ai Cập là đứng vững. Đại kim tự tháp Giza là công trình hơn 4500 năm tuổi, được xây dựng bởi pharaon Khufu vĩ đại. Kim tự tháp là cỗ máy để mang tới sự bất tử cho nhà vua, cũng như thời đại hoàng kim cho đế chế Ai Cập cổ đại. Công trình được xây dựng từ những khối đá vôi khổng lồ, nặng trên 2 tấn. Mỏ đá vôi nằm ngay gần kim tự tháp. Tại nơi đây, những dấu tích về việc công nhân đẽo và cắt đá làm kim tự tháp vẫn còn. Các nhà nghiên cho rằng có rất nhiều người làm việc trên công trường, từ thợ đào mỏ đá, người vận chuyển, thợ lắp đặt đá, và cả một đội ngũ kỹ thuật giám sát từng công đoạn của công trình. Bộ phim mô tả nhiều khám phá thú vị của các nhà Ai Cập học như việc dùng toán học và kỹ thuật chính xác để xây dựng, việc xây đường dẫn dài hơn 300 m để vận chuyển đá, hay việc nhà vua cho xây dựng khoang chôn cất và hành lang bằng đá granite với mục đích ngăn chặn những kẻ xâm nhập. Với những ai chưa từng có dịp đi thăm công trình tuyệt vời của nhân loại này, hãy cùng chúng tôi khám phá những bí ẩn của việc xây dựng đại kim tự tháp ở Giza Pyramid Ancient Megastructures 2005

Kỹ thuật xây dựng cầu Millau

Kỹ thuật xây dựng cầu Millau

Kỹ thuật xây dựng cầu Millau

 Cầu Millau nổi tiếng thế giới bởi vẻ đẹp và những kỷ lục hiếm có. Chúng tôi đã biên soạn phụ đề một tập phim giới thiệu về cầu Millau. Nhưng để các bạn hiểu rõ hơn về những kỹ thuật kỳ diệu được sử dụng để xây dựng cầu Millau, chúng tôi quyết định biên tập thêm một bộ phim về cầu Millau trong series Engineering Connections. Trong bộ phim, Richard Hammond sẽ giới thiệu với các bạn 5 kỹ thuật cơ bản giúp cầu Millau đứng vững tới ngày nay, bao gồm: 1. Sử dụng năng lượng sét để cắt hơn 2000 khối thép nhanh chóng và chính xác 2. Sử dụng lớp vật liệu chống dính Teflon nổi tiếng, giúp đẩy bản mặt cầu 3. Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS khởi nguồn từ việc truy tìm tàu ngầm hạt nhân bị mất tích 4. Sử dụng dây cáp với ý tưởng từ những mỏ khai thác bạc ở Đức, và 5. Sử dụng ý tưởng sẻ đôi trụ cầu, lấy từ nền văn minh Celtic cổ. Cùng với những thí nghiệm đơn giản nhưng rất trực quan, bộ phim mang đến một kho kiến thức kỹ thuật bổ ích về việc xây dựng cây cầu cao nhất thế giới. Hy vọng các bạn sẽ yêu thích phần biên soạn phụ đề này. Hãy giúp chúng tôi chia sẻ để đem kiến thức đến với nhiều người Việt Nam hơn. Millau Bridge Engineering Connections 2009 Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Trung tâm thương mại thế giới ở Bahrain

Trung tâm thương mại thế giới ở Bahrain

Trung tâm thương mại thế giới ở Bahrain

 Tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới ở Bahrain là tòa tháp đầu tiên trên thế giới sử dụng năng lượng gió do nó tự tạo ra. Đó là sản phẩm của kiến trúc sư 37 tuổi người Nam Phi, Shaun Killa, người luôn đam mê kết hợp những công nghệ bền vững vào công trình của anh. Việc đưa tuốc-bin gió lên tòa nhà chọc trời chưa có ai từng thực hiện. Thách thức đầu tiên đối với Killa là việc tìm ra một đội kỹ thuật có thể cùng anh chia sẻ tầm nhìn về thiết kế độc nhất này. Hàng chục hãng thiết kế đã làm anh thất vọng khi cho rằng điều đó là không thể. Cuối cùng thì 2 kỹ sư từ 2 công ty của Đan Mạch đã liên hệ và cho rằng thiết kế đó có thể được thực hiện. Thông thường, tuốc-bin gió được lắp đặt trên cột thẳng đứng trên cánh đồng gió. Tại đó những nguy cơ về thiết bị lỗi là không lớn. Tuy nhiên ở tòa nhà trung tâm thương mại, cánh quạt gió ở rất gần khu mua sắm và khu văn phòng. Những vấn đề về kỹ thuật khác cũng phải được vượt qua, đó là việc chống va chạm cánh vào cầu, ngăn hiện tượng cộng hưởng dao động giữa cánh tuốc-bin với cầu, và làm thế nào để nâng cầu cùng cánh lên đúng vị trí. Bộ phim khắc họa mọi khó khăn mà toàn đội đã phải đối mặt để tạo nên một công trình lịch sử: tòa nhà tạo ra năng lượng từ gió đầu tiên trên thế giới. World trade centre-Bahrain Megastructures 2008

Tàu điện ngầm ở London

Tàu điện ngầm ở London

Tàu điện ngầm ở London

 Hệ thống tàu điện ngầm ở London là hệ thống lớn nhất trong các nước phương tây (sau hệ thống tàu điện ngầm ở New York – Mỹ). Hệ thống này chuyên chở hàng triệu lượt khách mỗi ngày và là một thành phần không thể thiếu cho cuộc sống thường nhật của London. Hệ thống thành công dựa trên những phát minh được ứng dụng trong các hệ thống đường sắt ngầm nổi tiếng khác. 4 hệ thống được khắc họa chi tiết trong bộ phim gồm có: 1. Đường sắt nam London: 6 km 2. Tàu điện ngầm ở New York: 15 km 3. Tàu điện ngầm ở Paris: 91 km 4. Tàu điện ngầm ở London: 402 km Bốn bước tiến giúp cho công trình ngầm ngày càng lớn hơn: 1. Đào hầm 2. Động cơ 3. Nhà ga 4. An toàn Metro Episode 4 Session 3 2009 Big-Bigger-Biggest Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Cây cầu nối Đan Mạch với Thụy Điển

Cây cầu nối Đan Mạch với Thụy Điển

Cây cầu nối Đan Mạch với Thụy Điển

 Năm 2000, tuyến cầu hầm vượt eo biển Øresund đã kết nối hai quốc gia châu Âu là Đan Mạch và Thụy Điển. Tuyến Øresund 16 km này không phải có thể dễ dàng xây dựng. Nó bao gồm 4 km hầm ngầm dưới đáy biển, 4 km đảo nhân tạo, và 8 km trên cây cầu treo dây văng. Công trình giữ những kỷ lục thế giới thời bấy giờ như: đường hầm lớn nhất cho cả đường bộ và đường sắt, cây cầu treo dây văng dài nhất có trụ tháp 2 chân riêng biệt – phục vụ cả đường bộ và đường sắt. Để hoàn thành công trình, các kỹ sư đã phải vượt qua rất nhiều thách thức, như việc xây hòn đảo nhân tạo, đào qua lớp đá vôi Copenhagen siêu cứng, hay bảo vệ môi trường. Đội xây dựng còn phải đối mặt với tử thần khi đào phải những quả bom từ thế chiến thứ 2. Việc xây hầm cũng đã xẩy ra những tai nạn như vụ chìm đoạn hầm thứ 13 (được đặt tên là 12a nhưng vẫn gặp nạn). Xây cầu cũng không hề dễ dàng khi họ phải di chuyển những cấu kiện khổng lồ từ đất liền ra giữa eo biển. Một thách thức không nhỏ khác là sự khác biệt về văn hóa và tiêu chuẩn giữa hai quốc gia Đan Mạch và Thụy Điển. Các kỹ sư phải kết hợp với nhau để đưa ra những chuẩn chung cho hệ thống, lắp đặt hệ thống chuyển điện thế khi tàu đang chạy, hay phải dùng hai đầu ra ở mỗi họng cứu hỏa. Bộ phim là câu chuyện kể về những thách thức và việc vượt qua thách thức của hai chính phủ, các kỹ sư và công nhân xây dựng nên tuyến đường liên thông ngoạn mục, tuyến Øresund Impossible Bridges, Denmark To Sweden Megastructures 2006 Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.

Mái vòm sân vận động Oita, Nhật Bản

Mái vòm sân vận động Oita, Nhật Bản

Mái vòm sân vận động Oita, Nhật Bản

 Mái vòm sân vận động Oita Nhật Bản là mái vòm lớn nhất thế giới, với chiều rộng 274m. Khung thép giúp mái vòm nhẹ và rất chắc chắn. Mái vòm làm từ thép, teflon và sợi thủy tinh. Kính của mái vòm sử dụng sợi thủy tinh có khả năng thay đổi mật độ, giúp thay đổi cường độ sáng vào sân vận động. Sân vận động Oita còn có khả năng nhận diện lửa cháy bằng cảm biến để robot cứu hỏa phun nước dập lửa. Mái sân Oita hình cầu, cho phép trần vòm hình cầu di chuyển trượt trên mái, bên trên hệ thống xe goòng đầy sáng tạo. Mái vòm sân vận động Oita được xây dựng nhờ những thành tựu từ 5 mái vòm nổi tiếng được xây dựng trong lịch sử: 1. Đền Pantheon – rộng 43m (mái vòm bê tông không dự ứng lực lớn nhất) 2. Nhà thờ Florence – rộng 45m (mái vòm bằng gạch lớn nhất – xây dựng bởi Filippo Brunelleschi) 3. Khách sạn Baden – rộng 60m 4. Vòm Astrodome – rộng 196m 5. Vòm Georgia – rộng 227m 6. Sân vận động Oita – rộng 274m Các bước tiến trong việc xây dựng vòm: 1. Trọng lượng 2. Thi công 3. Thép 4. Ánh sáng 5. Hỏa hoạn 6. Trần vòm đóng mở. Dome Episode 9 Session 2 2009 Big-Bigger-Biggest Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel. Thuyết minh VTV Phim gốc thuyết minh tiếng Việt download từ kênh youtube Universe Channel (cám ơn bạn đã biên tập được bản đẹp có thuyết minh)

Cảng nước sâu lớn nhất

Cảng nước sâu lớn nhất

Cảng nước sâu lớn nhất

 Sau khi hoàn thành năm 2020, cảng Yangshan ở Thượng Hải sẽ là cảng nước sâu lớn nhất thế giới với 20 km cầu cảng cùng 50 bến neo tàu. Khu cảng Yangshan nằm cách đất liền 30 km. Nó được xây lấn biển trên đảo Yangshan. Hàng triệu mét khối đất đá và bùn đã được đổ xuống để xây khu cảng nhân tạo trên mặt nước. Cùng với việc xây dựng rất khó khăn, cảng Yangshan còn cần những thiết bị cảng tiên tiến nhất và hệ thống vận hành phức tạp nhất để có thể xử lý hàng trăm nghìn công-te-nơ mỗi ngày. Khu cảng lấn biển ở xa đất liền nên cần phải xây cây cầu lớn thứ 2 trên đại dương để kết nối. Cây cầu 6 làn xe được xây để vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra đảo. Cho tới năm 2007, Yangshan đã từ vị trí số 3 thành số 2 về cảng lớn nhất trên thế giới (chỉ sau Singapore 1 triệu công-te-nơ). Khi hoàn thành vào năm 2020, Yangshan sẽ là cảng lớn nhất thế giới với khả năng vận chuyển 25 triệu công-te-nơ mỗi năm Hãy cùng xem bộ phim để thấy Thượng Hải đã phát triển khu cảng của họ như thế nào. China’s Ultimate Port Megastructures

 
Copyright © 2016. PHIM TÀI LIỆU - All Rights Reserved
Phimtailieu | Published By Phim Tài Liệu
// Add to end of page