Xem phim tài liệu - Thảm sát tại Quảng Trường Thiên An Môn 1989.
Cuộc Thảm Sát tại Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989
Cuộc biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989, về sau thế giới gọi là Cuộc Thảm Sát Quảng Trường Thiên An Môn.
Theo Chính phủ Trung Quốc, đây là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, do họ bất bình chính quyền về sự tham nhũng.
Tuy nhiên, theo các nhà báo nước ngoài và dư luận quốc tế thì đây không chỉ là cuộc biểu tình do bất bình chính quyền về sự tham nhũng mà thực sự là Phong Trào Dân Chủ của sinh viên TQ. Sinh viên TQ bắt đầu xuống đường để biểu lộ lòng thương tiếc khi nhà lảnh đạo có đầu óc cải cách Hồ Diệu Bang qua đời. Cuộc xuống đường đó đã bị đàn áp dã man và trở thành ngòi lửa bùng nổ Phong Trào Dân Chủ đòi hỏi Dân Chủ và Nhân Quyền, là những quyền căn bản chính đáng của con người , đòi hỏi được đối thoại với chính quyền. Họ đã dựng lên bức tượng mô phỏng Tượng Nữ Thần Tự Do làm biểu tượng cho Phong Trào nói lên khát vọng tự do của họ, của 1 tỷ 300 triệu người TQ.
Phong Trào xuất phát tại Quảng Trường Thiên An Môn, Beijing mau chóng lan ra tới Thượng Hải và nhiều thành phố lớn của TQ. Họ cắm lều, ăn ngủ tại chỗ, có lúc Phong Trào lên tới 1 triệu người tham dự. Cuộc biểu tình của sinh viên về sau có cả dân chúng tham dự, được các hảng truyền thông đưa tin, được sự theo dõi và ủng hộ khắp nơi trên thế giới.
"Hãy cho tôi tự do bằng không hãy để tôi chết", một nữ sinh viên đã nói với đài BBC như thế.
Ma quỷ bắt đầu xuất hiện khi những chiếc xe tăng tiến vào Quảng Trường. Trong bóng đêm đồng lõa với tội ác của đêm 4 tháng 6 năm 1989 quân đội được mệnh danh là Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân TQ đã thẳng tay tàn sát nhân dân của họ. Phong trào dân chủ của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn đã bị quân đội Trung Quốc dẹp tan bằng bạo lực sắt máu không thương tiếc nhưng cuộc Thảm sát đã làm làm rung động thế giới mãi mãi là một vết nhơ đen tối của lịch sử TQ.
Số người chết và bị thương trong vụ này vẫn chưa rõ ràng vì có sự khác biệt lớn giữa các ước tính khác nhau. Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính xác hay danh sách những người chết.
Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy:
Theo tình báo Nato: 7.000 người chết gồm 6.000 thường dân và 1.000 binh sĩ.
Theo Khối Xô Viết: Tổng cộng 10.000 người chết.
Dù đã có bao nhiêu người đã chết, đã có bao nhiêu thế hệ phải hy sinh trả giá để đòi lại tự do, nhưng cái quyền tối thượng vốn có của con người vẫn cứ bị tước đoạt.
Tuy nhiên hãy tin rằng tiến trình Dân Chủ cần có thời gian và chắc chắn cuộc chiến đấu cho khát vọng tự do vẫn còn tiếp tục cho đến khi Phong Trào Dân Chủ dành được thắng lợi hoàn toàn .
Cuộc biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989, về sau thế giới gọi là Cuộc Thảm Sát Quảng Trường Thiên An Môn.
Theo Chính phủ Trung Quốc, đây là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, do họ bất bình chính quyền về sự tham nhũng.
Tuy nhiên, theo các nhà báo nước ngoài và dư luận quốc tế thì đây không chỉ là cuộc biểu tình do bất bình chính quyền về sự tham nhũng mà thực sự là Phong Trào Dân Chủ của sinh viên TQ. Sinh viên TQ bắt đầu xuống đường để biểu lộ lòng thương tiếc khi nhà lảnh đạo có đầu óc cải cách Hồ Diệu Bang qua đời. Cuộc xuống đường đó đã bị đàn áp dã man và trở thành ngòi lửa bùng nổ Phong Trào Dân Chủ đòi hỏi Dân Chủ và Nhân Quyền, là những quyền căn bản chính đáng của con người , đòi hỏi được đối thoại với chính quyền. Họ đã dựng lên bức tượng mô phỏng Tượng Nữ Thần Tự Do làm biểu tượng cho Phong Trào nói lên khát vọng tự do của họ, của 1 tỷ 300 triệu người TQ.
Phong Trào xuất phát tại Quảng Trường Thiên An Môn, Beijing mau chóng lan ra tới Thượng Hải và nhiều thành phố lớn của TQ. Họ cắm lều, ăn ngủ tại chỗ, có lúc Phong Trào lên tới 1 triệu người tham dự. Cuộc biểu tình của sinh viên về sau có cả dân chúng tham dự, được các hảng truyền thông đưa tin, được sự theo dõi và ủng hộ khắp nơi trên thế giới.
"Hãy cho tôi tự do bằng không hãy để tôi chết", một nữ sinh viên đã nói với đài BBC như thế.
Ma quỷ bắt đầu xuất hiện khi những chiếc xe tăng tiến vào Quảng Trường. Trong bóng đêm đồng lõa với tội ác của đêm 4 tháng 6 năm 1989 quân đội được mệnh danh là Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân TQ đã thẳng tay tàn sát nhân dân của họ. Phong trào dân chủ của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn đã bị quân đội Trung Quốc dẹp tan bằng bạo lực sắt máu không thương tiếc nhưng cuộc Thảm sát đã làm làm rung động thế giới mãi mãi là một vết nhơ đen tối của lịch sử TQ.
Số người chết và bị thương trong vụ này vẫn chưa rõ ràng vì có sự khác biệt lớn giữa các ước tính khác nhau. Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính xác hay danh sách những người chết.
Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy:
Theo tình báo Nato: 7.000 người chết gồm 6.000 thường dân và 1.000 binh sĩ.
Theo Khối Xô Viết: Tổng cộng 10.000 người chết.
Dù đã có bao nhiêu người đã chết, đã có bao nhiêu thế hệ phải hy sinh trả giá để đòi lại tự do, nhưng cái quyền tối thượng vốn có của con người vẫn cứ bị tước đoạt.
Tuy nhiên hãy tin rằng tiến trình Dân Chủ cần có thời gian và chắc chắn cuộc chiến đấu cho khát vọng tự do vẫn còn tiếp tục cho đến khi Phong Trào Dân Chủ dành được thắng lợi hoàn toàn .
Comments